Lãnh đạo PGD triển
khai nội dung chương trình kiến tập
Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật đặc thù. Với lứa tuổi Mầm non, nó là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu. Thông qua hoạt động tạo hình, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của những điều tưởng chừng vô cùng giản dị trong cuộc sống xung quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình. Dạy tạo hình cho trẻ mẫu giáo không phải là dạy để trẻ trở thành các nhà họa sĩ mà thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, rèn luyện khả năng quan sát, cảm nhận, phân tích, tổng hợp, sáng tạo, tạo cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện cả về Đức – Trí – Thể - Mỹ.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018, và nhận sự phân công của Phòng GD&ĐT Quận. Thứ 6 ngày 30/3/2018 Trường MN Phúc Đồng đã tiến hành tổ chức 04 hoạt động dạy tạo hình cho trẻ ở bốn lứa tuổi. Đến dự và chỉ đạo buổi kiến tập có Đồng chí Ngô Thị Hoa – Phó trưởng phòng GD&ĐT Quận và các Đồng chí chuyên viên tổ giáo vụ MN, Đến dự để chia sẻ và học tập, có đại diện BGH và giáo viên cốt cán các trường – lớp MN trên địa bàn Quận. Đại diện phía trường MN Phúc Đồng, có Đồng chí Đỗ Thị Thanh Tâm – BTCB, Hiệu trưởng cùng các đ/c CBGVNV trong trường.
Đến với chuyên đề Tạo hình năm nay, nhà trường đã triển khai 4 hoạt động tạo hình sáng tạo gồm các đề tài: Thêu tay: Hoa Mùa Xuân ở lứa tuổi MG Lớn; Vẽ hoa trong không gian ở lứa tuổi MG Nhỡ; In lá cây ở lứa tuổi MG Bé và In đàn gà con ở lứa tuổi Nhà trẻ.
Kỹ thuật thêu tay không chỉ đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ mà còn phải sáng tạo, thêu không chỉ là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật tạo hình. Dưới con mắt và bàn tay khéo léo của mình, người thợ thêu dùng cây kim, sợi chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như mong muốn. Với sự sáng tạo, say nghề và luôn ấp ủ những ý tưởng độc đáo, mong muốn rèn luyện cho trẻ kỹ năng vận động tinh ở mức độ cao nhất là sử dụng kim thêu, cô giáo Kiều Hoa Lệ và cô giáo Lưu Bích Thủy đã mạnh dạn lựa chọn các cách thêu cơ bản và đơn giản nhất mà trẻ mầm non có thể làm được như thêu đâm xô đơn, thêu đính sa hạt hay thêu chăng chặn dạy trẻ và đã tổ chức thành công hoạt động dạy trẻ Thêu hoa Mùa Xuân.
Cô giáo giới thiệu với
trẻ về nghề thêu truyền thống và cách thêu chăng chặn.
Thêu chăng chặn có 3 dạng: chăng chặn chăng, chăng chặn chéo chữ thập, chăng chặn cong. Thêu chăng chặn là cách thêu giăng những đường chỉ dài rồi chặn từng đoạn ngắn để giữ đường chỉ. Chỉ dùng để chặn ở đây sẽ là chỉ cùng màu. mũi chặn phải không được chặt tay quá mà cũng không được lỏng tay quá tránh tình trạng sợi chăng bị gãy khúc và sợi chăng bị xê dịch.Cách thêu chăng chặn dùng để thêu những đường mặt nước, mái ngói, nhụy hoa, cánh hoa…, Trong buổi học hôm nay, cô đã dạy trẻ cách thêu chăng chặn cong, với cách thêu này, trẻ có thể sử dụng để thêu những bông hoa cánh dài như Hoa Đồng tiền, hoa Cúc Họa Mi…….
Trẻ vô cùng hứng thú
và say sưa với hoạt động thêu hoa.
Ngoài kiến thức cung cấp cho trẻ trong tiết học, cô giáo còn rèn luyện cho trẻ sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận trong từng đường kim mũi chỉ khi thêu, đồng thời trẻ được rèn luyện kỹ năng vận động tinh ở cấp độ cao nhất và phát huy sự sáng tạo cho trẻ khi lựa chọn những màu chỉ hợp lý làm nổi bật những cánh hoa.
Khác với kỹ năng thêu hoa của MG Lớn, bằng niềm đam mê, sự kiên trì và tình yêu thiên nhiên, cô giáo Hồ Thị Thu và cô giáo Phạm Thị Hiền đã giới thiệu với các bé lớp MG Nhỡ B1 một loại hình nghệ thuật có thể nói là mới lạ: Vẽ trong không gian. Các cô đã hướng dẫn trẻ sử dụng chất liệu nilon làm pano vẽ thay cho những trang giấy vẽ cổ điển.
Trẻ vô cùng hứng thú khi vẽ vườn hoa trong không gian với nilon
Quả nhiên, kỹ thuật mới này đã biến những tác phẩm vẽ tay trở nên sống động như hình ảnh 3D trên màn ảnh nhỏ độc đáo đầy ấn tượng.
Từ những tác phẩm của các bé, cô giáo đã sáng tạo để làm đèn kéo quân, làm phông nền sa bàn dạy thơ, truyện hay làm những bức bình phong, vách ngăn giữa các lớp.
Chiếc đèn kéo quân được
trang trí từ những bức tranh nilon độc đáo.
Sa bàn với phông cảnh được đẩy sâu bởi 3 lớp tranh cây cỏ đầy ấn tượng như tranh 3D.
Các bạn nhỏ lớp MG Bé C1 lại được trải nghiệm một hoạt động tạo hình đầy sáng tạo với những chiếc lá cây và sự pha trộn từ những sắc màu cùng cô giáo Hà Vân và cô giáo Thanh Hằng.
Cô Vân giới thiệu cách in tranh từ màu nước và lá cây.
Từ kỹ thuật quét màu lên mặt nổi gân của lá, các bé được cô giáo hướng dẫn cách in lá cây lên giấy một cách khéo léo, cẩn thận. rồi từ những hình lá cây in được, các bé tự tưởng tượng và vẽ thêm chi tiết để tạo nên tác phẩm của riêng mình như “Cây cổ thụ”, “Giàn nho”, “Lá vàng rơi”, “Rừng cây mùa thu”….. rất ấn tượng và sáng tạo.
Các bé khéo léo và vô cùng hứng thú với hoạt động sáng tạo in lá cây.
một số sản phẩm của cô và trẻ.
Các bé lớp Nhà trẻ D2 cùng không kém phần sáng tạo khi in những chú gà nhép siêu yêu dưới sự hướng dẫn của cô giáo Hồng Anh và cô giáo Đặng Nhung.
Các bé cùng cô học
cách in đàn gà con.
Bằng những quả bóng được bơm đầy nước và buộc chặt cùng với màu nước và khuôn in, các bé đã in những chú gà to nhỏ với nhiều dáng nhìn nghiêng, nhìn trước, thậm chí là ngã nhào với đôi chân chổng lên trời rất đáng yêu như chính các bé nhà trẻ vậy.
Một số tác phẩm đã hoàn thiện của các bé.
Sau khi dự các hoạt động, các cô giáo cùng tập trung về Hội trường lớn để cùng đánh giá, nhận xét, chia sẻ kinh nghiệm. Nhà trường và các cô giáo đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi, khâm phục chân thành từ các bạn bè đồng nghiệp trường bạn. Đặc biệt, đồng chí Ngô Thị Hoa – Phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên cũng đã phát biểu ghi nhận, đánh giá rất cao về sự nỗ lực cố gắng, sáng tạo và trưởng thành của đội ngũ giáo viên, sự tâm huyết, sát sao trong công tác chỉ đạo của Ban Giám Hiệu. Đồng chí thay mặt Phòng giáo dục chúc các cô giáo ngày càng phát huy, không ngừng sáng tạo trong công tác giáo dục trẻ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh chăm ngoan, Nhà trường ngày càng phát triển thịnh vượng.