Tới dự và chỉ đạo buổi tập huấn, có các đ/c là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường MN và sự tham gia của 100% giáo viên của các trường MN Phúc Đồng, MN Phúc Lợi, MN Gia Thượng , MN Đô Thị Sài Đồng và MN Hoa Sữa, đã có mặt đông đủ.
Đồng chí Vũ Hương Trà lên giới thiệu và kính mời thầy giáo lên giảng bài cho lớp học
Tuy buổi tập huấn diễn ra vào ngày nghỉ cuối tuần, song với tài thu hút và cách giảng bài hài hước của mình, thầy Thanh đã đem tới cho các cô giáo một buổi học thực sự thú vị, nội dung được truyền tải tới người học thực sự hiệu quả và nhẹ nhàng. Qua buổi tập huấn giáo viên đã hiểu sâu hơn về tác dụng ngược và dẫn đến tiêu cực khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất lòng tin của việc kỷ luật bằng cách trừng phạt, đòn roi... đồng thời thấy rõ kỷ luật lành mạnh và công bằng sẽ giúp trẻ trưởng thành cả về cảm xúc và nhận thức.
Giáo viên tích cực thể hiện cảm xúc của mình thông việc làm hàng ngày
Từ những việc làm thực tế của giáo viên, thầy giáo đã giảng giải cho giáo viên hiểu được trái với hình thức trừng phạt (ghi nhận hành vi tiêu cực) là biện pháp củng cố hành vi tích cực: Nội qui lớp học thể hiện bằng biểu tượng, bằng hình ảnh để trẻ hiểu được các qui định trong lớp học và phải tuân thủ theo. Dùng lời khen để động viên mỗi khi trẻ làm điều tốt phương pháp này nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, giúp khuyến khích các hành vi tốt trong tương lai. Ghi nhận những việc làm tốt của trẻ và động viên trẻ kịp thời. Tất nhiên, đôi khi trừng phạt vẫn là cần thiết, nhưng nếu sử dụng quá mức biện pháp này có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, bất lực hay bực bội. Tăng cường trò chuyện, chia sẻ với trẻ, luôn bên trẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi trẻ cần. Cư xử công bằng nhưng kiên định không xem nhẹ hay trầm trọng hóa các vấn đề. Tránh "lên lớp" hoặc dự đoán về những điều không tốt đẹp, đưa ra thỏa thuận miệng với trẻ, kiểm tra sát sao việc tuân thủ các giao kèo cơ bản và đặt ra hệ quả logic.
Cách đưa ra nguyên tắc và áp dụng hệ quả
- Khen ngợi các hành vi tích cực khi có thể.
- Tránh dọa dẫm suông mà không áp dụng hệ quả.
- Kiên trì với các biện pháp kỷ luật.
- Bỏ qua những sai phạm không quá quan trọng.
- Đặt ra giới hạn hợp lý.
- Chấp nhận hành vi phù hợp với lứa tuổi.
- Áp dụng hệ quả tức thì với trẻ nhỏ.
- Cố gắng tỏ ra "vô cảm" khi áp dụng hệ quả.
- Không la mắng, hò hét con.
Sau đây là một số hình ảnh của giáo viên các trường tham gia tích cực vào buổi học.
Học viên tích cực đóng góp ý kiến về hình thức kỷ luật
Học viên được nói lên những ý kến của mình
Học viên được trải nghiệm thú vị
Học viên thể hiện cảm xúc trong các từ ngữ và hành động
Cùng với nội dung chuyên đề: “Kỷ luật tích cực, không nước mắt”, Giáo viên còn được trải nghiệm chuyên đề: “Quản lý cảm xúc”. Đây cũng là một trong những khía cạnh cần được tu dưỡng thường xuyên không thể thiếu đối với giáo viên khi đã chọn con đường dạy trẻ mầm non.
Buổi tập huấn kết thúc trong không khí vô cùng vui vẻ và thân thiện của rất nhiều học viên tham gia với một niềm tin tưởng vào sự thành công của phương pháp “kỷ luật tích cực, không nước mắt” và “kỹ năng quản lý cảm xúc”.